TỰ PHÂN TÍCH BẢN THÂN, CHÌA KHÓA GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG

  • 08-08-2022
Trong hoạt động tìm việc ở Nhật, tầm quan trọng của “tự phân tích” luôn được đề cao hàng đầu. Nó có thể giúp bạn đánh giá khả năng con người thực của bạn, giúp bạn đạt được những mục tiêu trong cuộc sống như: sự nghiệp, phát triển kĩ năng, phát triển các mối quan hệ,…  từ đó thu hút lời mời từ các công ty mình mong muốn. Thế nhưng mọi người đều thường gặp khó khăn trong việc tự phân tích bản thân, vì vậy chúng tôi sẽ giải thích tầm quan trọng phương pháp tự phân tích cụ thể cho những sinh viên muốn tìm việc tại các công ty Nhật Bản trong bài viết kỳ này.

Tự phân tích là gì?
Tự phân tích là việc khám phá nhiều điều khác nhau về bản thân từ những mối quan tâm, sở thích của bạn đến những ý tưởng, giá trị, điểm mạnh và điểm yếu.. Về mặt phương pháp, “tự phân tích” bằng cách tóm tắt sơ đồ hay liệt kê ra giấy là tùy thuộc vào mỗi người tuy nhiên khi đã tiến hành phân tích, mỗi người đều bắt buộc phải xem xét bản thân mình trên mọi phương diện trong cuộc sống.

Tại sao phân tích bản thân lại quan trọng? Mục đích của phân tích bản thân là gì?
Có 5 mục đích tạo động lực khiến bạn bắt đầu tự phân tích trong quá trình tìm việc.
- Để hiểu bản thân một cách khách quan và từ nhiều góc độ.
- Để tìm ra những gì bạn thực sự muốn làm.
- Để truyền đạt năng lực của bạn và gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
- Để biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
- Để giúp bạn chọn công ty và công việc phù hợp đồng thời tránh những công việc không phù hợp.
Tiến hành phân tích về bản thân chính là lúc bạn nhìn nhận lại toàn bộ cuộc đời mình từ trước đến nay. Bạn sẽ hiểu được những giá trị quan, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Điều này là rất cần thiết trong việc thể hiện sự sức hút riêng của mình với nhà tuyển dụng thông qua cách viết trong CV và cách trả lời phỏng vấn. Hơn thế nữa, nếu bạn có thể hiểu rõ và phân tích tốt những trải nghiệm của bản thân, cụ thể hóa bằng câu trả lời thì chắc chắn điều này sẽ làm tăng sức thuyết phục cho nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn.
Bên cạnh đó, nếu bạn khám phá ra chính mình thông qua việc tự phân tích và làm rõ những gì bạn muốn đạt được trong tương lai, bạn sẽ có thể lựa chọn các công ty và loại ngành nghề phù hợp với bản thân, tránh được sự sai lệch hơn sau khi gia nhập công ty.
Nói cách khác, cải thiện khả năng tự phân tích và thu hút điểm mạnh của bạn đối với nhà tuyển dụng là chìa khóa để thu hút lời mời làm việc từ công ty bạn muốn.


tự phân tích bản thân


Phương pháp cụ thể để “tự phân tích”
Có nhiều cách để có thể tiến hành “tư phân tích” bản thân, tuy nhiên, phương pháp mà chúng tôi trình bày dưới đây được cho là phổ biến nhất.

1. Sử dụng công cụ phân tích trên mạng
Một trong những phương pháp tự phân tích đơn giản nhất là sử dụng công cụ chẩn đoán trên web. Hầu hết các web phân tích đều được thiết kế để nhanh chóng xác định được xu hướng và sở thích của bạn thông qua cách trả lời các câu hỏi được chuẩn bị trước. Chẳng hạn như công cụ MBTI, trắc nghiệm tính cách DISC hay phân tích SWOT.

2. Liệt kê những trải nghiệm đã học được (lập niên biểu và sơ đồ động lực cho bản thân)
Một kỹ thuật phổ biến để xác định kinh nghiệm đã học được là tạo biểu đồ thời gian/ động lực của riêng bạn. Một số người chọn viết ra các ưu điểm như “kinh nghiệm dẫn dắt mọi người với tư cách là nhà lãnh đạo” hoặc “kinh nghiệm được khen ngợi vì một điều nào đó” Một số người tập trung vào các khuyết điểm chẳng hạn như “trải nghiệm thất vọng” ,”trải nghiệm đau đớn”, tùy thuộc vào mỗi người mà kinh nghiệm và trải nghiệm sẽ khác nhau.
Hãy thử hồi tưởng lại một cách chi tiết và ghi lại những thông tin như: môi trường mà bản thân được lớn lên, điều mình thích khi còn trẻ, trải nghiệm thú vị, đau đớn nhất, người mình kính trọng, những sự kiện ảnh hưởng đến bản thân.
Biểu đồ động lực cũng hiển thị thời điểm động lực tăng hoặc giảm trong cuộc sống của bạn. Biết được nguồn động lực của bạn sẽ giúp bạn tìm ra trục dẫn lối cho việc lựa chọn công việc.

3. Lắng nghe ý kiến của gia đình và bạn bè
Quan điểm của bên thứ ba là rất quan trọng để tự phân tích, bạn hãy thử lắng nghe ý kiến của những người xung quanh về bạn nhé.
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể chỉ ra một cách khách quan những điểm mạnh, điểm yếu và tính cách mà bạn không nhận thấy, và phần bạn cho đó là điểm yếu của mình lại là điểm rất mạnh theo quan điểm của người khác mà bạn không phát hiện ra.
Khi nghe câu chuyện, nên chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi, máy ghi âm,… để sau này có thể xác nhận lại.

4. Tưởng tượng mình muốn trở thành một người như thế nào trong tương lai
Trong quá trình tự phân tích về bản thân mình, chúng ta không chỉ nên nhìn về quá khứ mà còn hướng đến tương lai. Xây dựng một hình ảnh lý tưởng của mình trong tương lai dựa vào kinh nghiệm và nền tảng hiện có, chẳng hạn, khi bạn tưởng tượng bản thân mình sẽ như thế nào sau 10 năm nữa, dựa trên những kinh nghiệm và kỹ năng hiện có, bạn có thể dễ dàng hình dung được từng bước tiến của mình trong tương lai để hiện thực hóa hình ảnh lý tưởng đó. Từ đó, bạn cũng có thể suy nghĩ về những điểm thu hút của bản thân, động lực, mong muốn của bản thân trong tương lai một cách đầy thuyết phục.
 
Trong bài viết này, Việt La Bo đã giới thiệu tới bạn những lý do tại sao bạn nên bắt đầu phân tích bản thân cũng những phương pháp hiệu quả để bạn có thể áp dụng và tìm hiểu chính mình. Để thu hút một lời mời làm việc từ công ty bạn muốn, bạn cần tự phân tích chính xác và truyền đạt nó đến người phỏng vấn. Phân tích bản thân cẩn thận sẽ tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và sẽ thu hút rất nhiều lời mời làm việc. Vậy nên hãy cố gắng hết sức mình!

コメントの登録