XUẤT KHẨU RAU SANG NHẬT BẢN CẦN NHỮNG THỦ TỤC GÌ?

  • 20-09-2022
Tuy nhiên, hệ thống kiểm dịch và tiêu chuẩn nhập khẩu rau quả nói riêng và nông sản nói chung ở Nhật Bản hết sức nghiêm ngặt, yêu cầu cao về chất lượng và kiểm dịch. Vậy, làm thế nào để xuất khẩu được mặt hàng này, quy trình kiểm dịch và khai báo hải quan như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.


hình ảnh nhiều rau củ quả nhiều màu sắc rực rỡ



Trước tiên, để đặt chân đến thị trường Nhật Bản, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này có ba loại kiểm tra:
- Kiểm tra bắt buộc: Đối chiếu theo danh sách các sản phẩm nông sản sẽ thực hiện kiểm tra bắt buộc khi nhập khẩu vào - - Nhật Bản theo luật vệ sinh an toàn thực phẩmKiểm tra hướng dẫn: Cơ sở kiểm dịch xác nhận đơn vị nhập khẩu có tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.
- Kiểm tra giám sát: Tại cơ sở kiểm dịch, hàng hóa không là đối tượng của kiểm tra bắt buộc sẽ được giám sát với mục địch nắm rõ tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, căn cứ vào kế hoạch hàng năm mà tiến hành giám sát liên tục, thực hiện xác nhận tính anh toàn thực phẩm. 

Kiểm tra mặt hàng rau quả nào được xuất khẩu đi Nhật Bản
Đây là điều kiện bắt buộc để xuất hàng hóa sang Nhật Bản. Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng, sau đó mới tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng đạt yêu cầu, vệ sinh đóng gói hàng hóa xuất khẩu.
Đối với thị trường Nhật Bản, ngoài yêu cầu cao về chất lượng, Nhật Bản còn có những yêu cầu nhất định về mẫu mã, hình thứ

Tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch trên cổng thông tin một cửa một cửa Quốc gia.
Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:
  • Giấy giới thiệu
  • Đơn đăng ký kiểm dịch
  • Invoice
  • Packing list
  • Hợp đồng thương mại
  • Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)
  • Mẫu hàng hóa cần kiểm dịch (nếu cần)
Book chuyến bay xuất hàng.
Doanh nghiệp liên hệ với đại lý vân chuyển để book chuyển bay đến điểm đến theo yêu cầu của khách

 Tiến hành thủ tục khai hải quan với hồ sơ bao gồm

  • Bill, Invoice, Packing list
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch
  • C/O (nếu có)
  • Tờ khai hải quan
  • Shipping mark
  • Hợp đồng thường mại (nếu có)
  • Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)

Đưa hàng vào kho, dán nhãn và làm thủ tục cân hàng.
Hàng được đưa vào kho theo hướng dẫn của đại lý vận chuyển. Vận chuyển bằng đường hàng không, có quy định rõ ràng về trọng lượng hàng và trọng lượng được phép vận chuyển. Do vậy máy bay chỉ cho phép các món hàng, với trọng lượng ở mức độ vừa và nhỏ. Đóng gói đầy đủ theo quy định.
Vận chuyển phải ghi rõ ràng thông tin địa chỉ người nhận. Hoàn thiện xong các chứng từ có liên quan, hàng sẽ được cân và vận chuyển lên máy bay để xuất khẩu sang nước ngoài.

Vận chuyển và gửi bản mềm các giấy tờ theo hàng
Xuất khẩu rau quả sang Nhật có nhiều phương pháp vận chuyển. Tuy nhiên, để giảm rủi ro hư hỏng, giữ được tỉ suất lợi nhuận nên vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Bản mềm gồm có các chứng từ như: AWB, Invoice, Packing list, Giấy chứng nhận kiểm dịch, C/O (nếu có), Tờ khai hải quan, Shipping mark, hợp đồng, hình ảnh lô hàng.

Theo dõi lô hàng
Theo dõi lịch trình vận chuyển của lô hàng qua trang web của hãng hàng không để nắm được sớm nhất các thông tin thay đổi. Cập nhât lịch trình cho người nhận nếu có thay đổi.

Tiến hành các thủ tục thanh toán với đối tác
Thanh toán dựa trên hợp đồng đã ký. Lưu ý nếu trên hợp đồng ghi rõ chuyển khoản vào tài khoản công ty thì phải chuyển vào tài khoản công ty. Nếu có những phát sinh về những vấn đề như thiếu hàng, hàng hư hỏng hay hàng kém chất lượng thì phải khiếu nại ngay lập tức. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi soạn hợp đồng và rà soát lại các điều khoản đã có trong hợp đồng để tránh những sai phạm đáng tiếc cho cả hai bên.
 
Trên đây là toàn bộ các thủ tục về quá trình xuất khẩu rau sang thị trường Nhật bản. Hy vọng với những thông tin bổ ích này, tỉ trọng rau xuất khẩu sang Nhật Bản ngày càng cao hơn nữa. Chúc tất cả các bạn thành công.

Leave your comment