VÌ SAO NHÀ TUYỂN DỤNG LẠI THÍCH ỨNG VIÊN CÓ EQ CAO?
- 04-08-2022
Trong cuộc sống, những người thành công thường là người vừa có năng lực lại vừa chăm chỉ, nỗ lực và may mắn. Phần may mắn đó lại thường gắn với những người thông minh, khéo ăn khéo nói, biết cư xử - hay còn gọi là người có EQ cao. Chỉ số EQ là gì? Loại chỉ số này có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công của mỗi con người? Hãy cùng Việt La Bo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. EQ là gì?
1. EQ là gì?
Giống như chỉ số thông minh chung (General Intelligence - IQ) là thước đo khả năng xử lý thông tin của bạn và đưa ra các quyết định hợp lý, trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EQ) dùng để đo khả năng xử lý cảm xúc – cả cảm xúc của bạn và cảm xúc của người khác – để đưa ra các quyết định hợp lý.
Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực. Không chỉ kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, EQ còn bao hàm trong đó năng lực nhận biết cảm xúc của người khác để giao tiếp hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn với mọi người.
2. EQ được hình thành từ 5 yếu tố
2. EQ được hình thành từ 5 yếu tố
Biết cảm xúc của chính bạn
Đó là việc nhận ra những gì bạn đang cảm thấy như thế nào, đồng thời cũng hiểu rằng cảm xúc và hành động của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh ra sao. Bạn tự nhận thức rõ ràng về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để luôn hành xử với thái độ khiêm tốn và cầu tiến.
Kiểm soát cảm xúc
Người có EQ rất hiếm khi tấn công người khác bằng lời nói, hoặc đựa ra các quyết định một cách vội vàng, cảm tính, rập khuôn. Ngoài ra, những người kiểm soát tốt cảm xúc của mình có thể “đứng lên” một lần nữa nhanh chóng, ngay cả khi họ đang trong tình trạng hỗn loạn.
Tạo động lực cho bản thân
Đây là khả năng cần thiết khi muốn bản thân tập trung vào hoặc học một thứ gì đó. Người giàu trí tuệ cảm xúc luôn làm mọi việc cần thiết để hướng tới mục tiêu đặt ra. Đối với chất lượng công việc, họ luôn tự đặt ra cho mình những tiêu chuẩn rất cao.
Thấu hiểu cảm xúc của người khác
Thuộc tính này có ở những người có EQ cao, giúp bạn có được sự đồng cảm với những người xung quanh, nắm bắt các tín hiệu cảm xúc từ ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi của người khác. Nó là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ.
Xử lý tốt các mối quan hệ
Nếu như có EQ cao, bạn cũng sẽ biết cách phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt, giao tiếp rõ ràng, truyền cảm hứng và tác động đến người khác, làm việc nhóm tốt và quản lý xung đột hiệu quả.
3. Vì sao nhà tuyển dụng muốn tuyển ứng viên có EQ cao?
3. Vì sao nhà tuyển dụng muốn tuyển ứng viên có EQ cao?
Bạn có thể thấy có nhiều người có học vấn cực cao nhưng lại không thành công trong công việc, các mối quan hệ xã hội. Nhà tuyển dụng hiểu rõ điều đó. Thay vì tìm kiếm một người thông minh, kiến thức vững nhưng không thể hòa đồng, có nguy cơ gây ra những bất đồng tại nơi làm việc thì tuyển dụng ứng viên có EQ cao, tự quản lý tốt cảm xúc và nhanh chóng thích nghi, trở thành một phần của doanh nghiệp, hòa hợp với văn hóa công ty sẽ lý tưởng hơn nhiều.
Ứng viên có EQ cao có thể:
- Học hỏi và làm việc hiệu quả hơn nhờ khả năng điều hướng những mối quan hệ xã hội phức tạp ở nơi làm việc, dẫn dắt và thúc đẩy người khác, đồng thời xuất sắc trong sự nghiệp của chính mình.
- Có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn. Nếu ứng viên không thể kiểm soát được cảm xúc của mình thì sẽ khó quản lý được căng thẳng, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe và hiệu quả công việc.
- Thích nghi nhanh, nhanh chóng hòa hợp với đồng nghiệp và văn hóa công ty, kết nối tốt và làm việc nhóm tốt.
- Dễ trao đổi và thỏa thuận trong công việc.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng chịu tác động nhiều từ giáo dục, rèn luyện. Việc rèn luyện cảm xúc phải được thực hiện thường xuyên, ngày qua ngày, qua các tình huống ứng xử với các mối quan hệ khác nhau, hay cách xử lí các vấn đề cá nhân. Và đây là một số cách để thay đổi hành vi trở thành một người có chỉ số EQ lý tưởng:
Rèn luyện khả năng tự quản lý
Những người có EQ cao hiểu được rằng, xem xét kỹ lưỡng cách họ cảm nhận và hành động trong quá khứ sẽ giúp họ thêm thận trọng và có ý thức hơn sau này. Chẳng hạn, khi họ về nhà nhưng không vui, họ không ngay lập tức quên phắt mọi thứ và thả mình trên ghế băng cho thoải mái. Thay vào đó, họ dành thời gian suy nghĩ về những điều làm họ phiền lòng và tìm ra lý do. Trong những thời điểm căng thẳng, những người có EQ cao không bao giờ phản ứng mà dừng lại một chút để cân nhắc kỹ lưỡng về hoàn cảnh hiện tại. Một điểm dừng ngắn ngủi này giúp họ xem xét điều gì đang diễn ra và ngăn họ nói hoặc làm những điều bốc đồng, hấp tấp.
Nhìn nhận trên quan điểm của người khác
Khả năng nhìn nhận vấn đề trên quan điểm của người khác có ảnh hưởng mạnh mẽ và cần thiết để làm tăng EQ của bạn. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác giúp bạn đồng cảm với họ, khiến bạn trở nên gần gũi với họ hơn. Bằng việc cho người khác thấy được bạn hiểu được họ nghĩ gì, bạn có thể dành được sự tín nhiệm của họ.
Quản lý tốt các mối quan hệ
Hợp tác tốt với người khác là một quá trình bắt đầu từ nhận thức về cảm xúc và khả năng của bạn để nhận ra và hiểu những gì người khác đang trải qua. Theo những minh chứng khoa học cho thấy, bạn sẽ có xu hướng quan tâm đến mọi người hơn nếu được tiếp xúc với nhiều người. Trong một cộng đồng, bạn không thể chỉ suy nghĩ cho bản thân mình, được chia sẻ với những người xung quanh sẽ giúp bạn đồng cảm với họ hơn, làm gia tăng trí tuệ cảm xúc của bạn.
Biết nghỉ ngơi đúng cách
Thật khó để có thể bình tĩnh và kiểm soát được cảm xúc của mình nếu như bạn đang ở trong trạng thái mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi đúng cách giúp bạn giữ mình khỏi sự căng thẳng, giúp cơ thể bạn được “sạc pin”, từ đó hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt để điều chỉnh cảm xúc của mình sao cho phù hợp. Do đó, ngủ đủ giấc và dành đủ thời gian để nghỉ ngơi là điều kiện cần để có một chỉ số EQ như ý.
Hi vọng những thông tin từ bài viết có thể giúp bạn dần dần nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình. Rèn luyện từ những điều nhỏ nhất để trở thành một người có EQ cao cũng là một trong những cách để phát triển bản thân và sự nghiệp của mình đấy, hãy bắt đầu sớm nhất có thể bạn nhé!
Leave your comment