Quốc kỳ Nhật Bản

  • 13-08-2020
Quốc kỳ Nhật Bản là một trong những quốc kỳ rất dễ dễ dàng nhận biết, và có thiết kế hết sức đơn giản với nền trắng và vòng tròn đỏ lớn ở trung tâm. Tuy nhiên để có được quốc kỳ như hiện tại, Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài.

Trong huyền sử của người Nhật, nữ thần Amaterasu đã tạo hình nước Nhật từ khoảng cách đây 2700 năm. Người Nhật cũng đồng thời tin rằng chính bà là tổ tiên của vị Thiên Hoàng Nhật đầu tiên. Đó cũng là lý do mà về sau các thiên hoàng đều được gọi với cái tên là Thiên tử và nước Nhật trở thành xứ sở mặt trời mọc. Lá cờ đầu tiên có hình tượng trưng cho mặt trời mọc này đã được chính Thiên hoàng Văn Vũ sử dụng trong một công đường vào năm 701. Không những thế, trong những trận đối đầu với quân xâm lược Mông Cổ, các vị tướng quân Nhật Bản ở thế kỷ 13 khi ra trận đều sử dụng lá cờ này khi ra chiến trường.

Vào ngày 27/2/1870, quốc kỳ Nhật Bản lần đầu tiên được biết đến với tên gọi là Nisshoki – nó mang ý nghĩa là ánh nắng của vầng mặt trời. Bên cạnh đó, nó cũng được biết đến với một tên gọi khác là Hinomaru với ý nghĩa là vòng tròn của mặt trời. Trong tư tưởng của người phương Đông, hình ảnh vòng tròn màu đỏ chính là hiện thân cho mặt trời mọc. Đó cũng là lý do kể từ khi quốc kỳ Nhật Bản ra đời thì đất nước này có tên gọi khác là “đất nước mặt trời mọc”. Không đơn thuần chỉ là một biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần Amaterasu. Nền màu trắng là sự tượng trưng cho tính tình ngay thẳng và trung trực của người Nhật. Vào năm thứ 5 của đời vua Minh Trị, đúng dịp Tết nguyên đán dương lịch, người dân toàn thành phố Tokyo đều được yêu cầu phải treo cờ chúc mừng. Việc này đã được thông qua và cho phép bởi quan Thái chính, và cũng từ đó trở về sau cờ Mặt trời đã được quy định là quốc kỳ Nhật Bản. Năm 1999, khi những điều luật của Nhật Bản được thông qua thì Hinomaru mới chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia.

------------------
VIETLABO - MẠNG TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM NHẬT BẢN
ϟ www.vietlabo.com
ϟ 096 212 0303

Leave your comment