THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM

  • 25-07-2022
Trong quá trình sản xuất kinh doanh có thể cơ sở gặp những trường hợp bị mất, bị hỏng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hoặc thay đổi tên và chủ cơ sở, vậy có được cấp lại giấy chứng nhận hay không? Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng cũng như giới thiệu rõ hơn về thủ tục cấp lại dưới đây.

1. Cơ sở pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm 
- Thông tư 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công thương Quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương.
- Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn 
- Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y Tế, Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

2. Những trường hợp nào được cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi vẫn còn thời hạn hiệu lực
a. Trường hợp giấy chứng nhận bị mất hay bị hỏng.
b. Trường hợp có thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận:
- Thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.
- Thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.


giấy chứng nhận an toàn vệ sinh

3. Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
a. Trường hợp giấy chứng nhận bị mất hay bị hỏng:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu
- Giấy phép kinh doanh (sao y công chứng).

b. Trường hợp thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy phép kinh doanh (sao y công chứng) có xác nhận thay đổi tên cơ sở.

c. Trường hợp thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở mới do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy phép kinh doanh (sao y công chứng).

4. Thời gian: khoảng10 ngày làm việc.
5. Hiệu lực giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận cấp lại sẽ có hiệu lực tính theo thời hạn của giấy chứng nhận được cấp trước đó.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về việc xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và băn khoăn trong các trường hợp mong muốn được cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Leave your comment