THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP TỪ
- 31-12-2022
Bếp từ là thiết bị gia dụng không còn xa lạ trong cuộc sống của các gia đình. Vây cách làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Quy trình nhập khẩu bếp điện từ ra sao?
Hồ sơ nhập khẩu
-
Hồ sơ nhập khẩu bếp từ bao gồm:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
- Giấy chứng nhận hợp quy.
Thủ tục nhập khẩu bếp từ
Đăng ký kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy
Hiện nay, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra chất lượng ở hệ thống 1 cửa quốc gia. Theo đó bạn mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì sẽ đăng ký tại tỉnh, thành phố đó. Và hàng về tại cảng/ sân bay nào thì sẽ mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng/ sân bay đó.
Làm thủ tục thông quan
Sau khi chuẩn bị và làm thủ tục thông quan bếp từ đầy đủ, doanh nghiệp tiến hành mang bộ hồ sơ xuống chi cục Hải quan để được thông quan hàng hóa.
Kiểm tra sau thông quan
Vì bếp từ là thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng của người sử dụng nên trước khi thiết bị được bày bán ra thị trường đòi hỏi phải được kiểm tra cẩn thận. Theo đó đơn vị, doanh nghiệp cần tiến hành lấy mẫu để thử nghiệm QCVN9 (giá trị trong 3 năm) và QCVN4 (theo lô).
Thời gian kiểm tra chất lượng, thử nghiệm thiết bị mất khoảng 7-10 ngày kể từ khi lấy mẫu. Những loại mặt hàng đã làm chứng nhận lần đầu trước đó thì từ lô sau nhập về chỉ cần thử nghiệm QCVN4.