SỰ KHÁC NHAU GIỮA KỸ SƯ VÀ THỰC TẬP SINH BẠN NÊN BIẾT

  • 19-07-2022

Do nhu cầu phát triển kinh tế và tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực nên hiện nay Nhật Bản đã và đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài. Nhiều chính sách cho các kỹ sư và các thực tập sinh trở nên “thoáng” hơn. Vậy với những bạn có nhu cầu snag Nhật làm việc thì nên chọn loại hình thức nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau về 2 loại hình thức này nhé.

Chuyển việc

Có thể tự do chuyển sang việc làm mới, miễn sao việc làm này phù hợp với chuyên môn, tư cách lưu trú của bạn.

 

Hầu như không có khả năng, chỉ trong trường hợp công ty tiếp nhận phá sản, nhưng nhất định phải thông qua nghiệp đoàn.

 

 

Diện kỹ sư

Diện thực tập sinh

Tư cách lưu trú

Sang Nhật làm việc với tư cách “Kỹ thuật – Nhân văn trí thức – Nghiệp vụ quốc tế”.

 

+ TTS loại 1: cho năm đầu tiên.

+ TTS loại 2: cho 2 năm tiếp theo, gia hạn từng năm 1.

+ TTS loại 3: nếu đủ điều kiện quay lại nhật lần 2.

 

Thời hạn lưu trú

Không giới hạn nếu xin được visa, có thể lấy được visa vĩnh trú nếu đủ điều kiện.

 

Năm đầu: 6 tháng ~ 1 năm, còn từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm phải gia hạn visa 1 lần.

 

Thời gian được phép làm việc ở Nhật

Không giới hạn thời gian làm việc ở Nhật.

 

Nếu đăng ký đơn hàng 1 năm thì thời gian được làm việc ở Nhật chỉ có thể là 1 năm, còn nếu đi đơn hàng 3 năm thì thời hạn tối đa ở Nhật là 5 năm ( 3 năm hợp đồng + 2 năm gia hạn).

 

Loại hình công việc

Công việc chuyên môn cao, phải phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo tại Việt Nam.

 

Công việc lao động phổ thông và có quy định về loại hình công việc và nội dung trong hợp đồng lao động.

 

Điều kiện bằng cấp

 

Tốt nghiệp trường senmon ở Nhật trở lên (có bằng chuyên ngành) hoặc là tốt nghiệp cao đẳng tại Việt Nam trở lên (Cao đẳng nghề không được tính). Tùy loại hình công việc, cần có sự liên quan giữa nội dung học ở trường và nội dung công việc.

 

Tùy theo từng đơn hàng mà yêu cầu về bằng cấp đối với TTS cũng khác nhau, có đơn hàng chỉ yêu cầu bằng cấp 2, có đơn hàng lại yêu cầu bằng cấp 3.

Chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội,…

Chế độ giống như nhân viên người Nhật, nhiều chế độ lương, thưởng hàng năm, cần tham gia bảo hiểm xã hội, lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động.

 

Tính theo tiền lương cơ bản của từng khu vực thường là chế độ lương theo giờ, theo ngày, cần tham gia bảo hiểm xã hội, lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động.

 

Bảo lãnh

 

Được phép bảo lãnh vợ, chồng, con qua sống chung. Sinh con tại nhật được hưởng các chế độ thai sản như người Nhật.

 

Không được phép bảo lãnh người thân, vợ, chồng, con qua sống chung.

Cơ chế quản lý

 

Không chịu sự quản lý và giám sát nào cả ngoài cục quản lý xuất nhập cảnh.

 

 

Chịu sự giám sát và quản lý trực tiếp của nghiệp đoàn, cơ quan phái cử Việt Nam.

 

Chi phí xuất cảnh

Có thể không mất phí.

 

Thông thường phải tốn 1 khoảng chi phí tùy theo từng công ty.

 

Thời gian chờ xuất cảnh

 

 

・Đã biết tiếng: 2 tháng-3 tháng.
・Không biết tiếng: trên 5 tháng.

 

・Thường 8 tháng đến 1 năm.
・Đơn hàng gấp, không cần tiếng: 6 tháng.

Phúc lợi

 

Nếu bạn làm việc liên tục từ 3 năm thu nhập ổn định, có thể vay tiền ngân hàng mua được nhà, xe,…

 

Gần như không có chế độ phúc lợi nào khác.

Thông qua bảng so sánh trên, phần nào ta cũng thấy rõ được những điểm khác nhau giữa hai diện sang Nhật làm việc này. Nhìn chung, nếu lựa chọn theo diện kỹ sư, ta sẽ thấy yêu cầu sẽ khắt khe hơn nhưng vẫn có nhiều mặt có lợi hơn so với diện thực tập sinh. Do đó, bạn nên cân nhắc xem mình phù hợp với loại hình nào để đăng kí.


Hy vọng những nchia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn sang Nhật theo diện kỹ sư thì hãy liên hệ với chúng tôi – Việt La Bo trên webisite https://engineerinjapan.vietlabo.com/ hoặc số điện thoại 096 212 0303 để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Leave your comment