MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP LƯU HÀNH TỰ DO TẠI VIỆT NAM

  • 01-08-2022
Giấy phép lưu hành sản phẩm là loại giấy phép mà nếu cá nhân, tổ chức nào muốn sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa lưu hành trên thị trường thì cần phải xin giấy phép này. Thế nhưng, không phải bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng nắm rõ các quy định hiện hành về Giấy phép lưu hành sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin đến quý bạn đọc qua bài viết này.

1. Giấy phép lưu hành sản phẩm là gì?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
CFS thường do các cơ quan quản lý nhà nước là các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp. CFS có thể được gọi bằng một số tên khác như CPP, FSC hoặc một số loại tên gọi khác. Tuy nhiên, về cơ bản, các loại chứng nhận này đều nhằm mục đích xác nhận sản phẩm, hàng hoá (ghi trong CFS) được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

2. Tại sao cần phải xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS?
Giấy CFS được xem là công cụ để chứng minh chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nước xuất khẩu. Để được cấp Giấy CFS sản phẩm, hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra kỹ lưỡng.
Giấy CFS chứng tỏ sản phẩm, hàng hóa đó đã được sản xuất và lưu hành tự do trên thị trường đến tay người tiêu dùng tại nước xuất khẩu; CFS là một trong những điều kiện quan trọng để thông qua cửa khẩu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để lưu hành sản phẩm, hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, CFS cũng là một trong những giấy tờ pháp lý để công bố chất lượng sản phẩm tại nước nhập khẩu.


đóng mọc giấy phép

3. Điều kiện để được cấp CFS
Sản phẩm/hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu, được cấp CFS khi thoả mãn các điều kiện sau:
Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do tại Việt Nam bao gồm
-  Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa) hoặc Bản tự công bố sản phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất (giấy phép này áp dụng đối với sản phẩm là thực phẩm).
- Kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm.
- Nhãn sản phẩm.

5. Trình tự các bước thực hiện xin Giấy phép lưu hành sản phẩm
Bước 1: Đăng ký hồ sơ với cơ quan thẩm quyền cấp CFS.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS với cơ quan có thẩm quyền cấp CFS.
Bước 3: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
- Nếu xét thấy hồ sơ chưa đủ, chưa hợp lệ thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ và hướng dẫn bổ sung nhằm hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ sẽ được cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Xử lý hồ sơ.
Bước 5: Nhận kết quả.
 
6. Giải đáp một số câu hỏi
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) có thời hạn sử dụng trong bao lâu?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do hay giấy phép lưu hành sản phẩm có thời hạn ghi trên giấy, trong trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không có thời hạn thì tùy từng trường hợp thời hạn giấy phép lưu hành tự do sẽ có thời hạn từ 24 đến 36 tháng kể từ ngày cấp phụ thuộc vào quy định từng mặt hàng.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) có cần bắt buộc thực hiện không?
Theo quy định của pháp luật thì CFS chỉ bị bắt buộc thực hiện trong các trường hợp sau:
(1) Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa;
(2) Sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm bắt buộc phải tiến hành xin giấy phép lưu hành sản phẩm.

Những nội dung bắt buộc phải có trên giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì?
Một giấy phép lư hành sản phẩm đúng phải đảm bảo các nội dung sau:
  • Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS
  • Số, ngày cấp CFS
  • Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS
  • Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
  • Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS
  • Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Hy vọng những thông tin trên có thể giup bạn giải đáp một số thắc mắc cũng như nỗi băn khoăn về việc đăng ký giấy phép lưu hành tự do để sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước được lưu hành và kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam.  

Leave your comment