ĐĂNG KÍ GIẤY PHÉP LƯU HÀNH BỘT GIA VỊ

  • 05-09-2022
Hiện nay, đã có rất nhiều cơ sở sản xuất các loại gia vị đã được phối trộn sẵn, người tiêu dùng chỉ cần mua về là sử dụng được ngay. Mặt hàng này của Việt Nam còn được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới mang lại lợi nhuận cao. Vậy doanh nghiệp làm thế nào để được xuất khẩu? Câu trả lời sẽ được cung cấp qua bài viết sau đây.
 
1. Có 2 giấy phép xuất khẩu mặt hàng gia vị

 Giấy phép để mặt hàng gia vị lưu thông tại thị trường Việt Nam
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018; hoặc HACCP hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát đến hạn (chỉ cần 1 trong 3 giấy phép).
- Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
- Tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm.
- Đăng ký độc quyền thương hiệu (cần thiết).

Giấy phép để mặt hàng gia vị xuất khẩu ra thị trường quốc tế
Tùy vào nước nhập khẩu yêu cầu mà doanh nghiệp cần làm 1 trong 2 giấy phép xuất khẩu gia vị:
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS).
- Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate – HC).


bột gia vị


2. Thông tin và hồ sơ về các loại giấy phép xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
- Giấy phép lưu hành tự do có tên tiếng Anh là Certificate of Free Sale, viết tắt là CFS. Là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Là điều kiện cần và đủ để hàng hóa thông quan khi xuất khẩu. Căn cứ Quyết định Số 10/2010/QĐ-TTg Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do:
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ hoặc HACCP (chỉ cần 1 trong 3).
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm.
  • Tự công bố sản phẩm.
  • Nhãn chính sản phẩm.
  • Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán (nếu thương mại).
- Các bước thực hiện:
  • Doanh nghiệp thực hiện hồ sơ xin giấy phép lưu hành tự do – CFS theo quy định tại Quyết định 10/2010/QĐ-TTg và Thông tư 52/2015/TT-BYT.
  • Hồ sơ được doanh nghiệp ký tên – đóng dấu theo quy định.
  • Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại phòng tiếp nhận của cơ quan chức năng.
  • Đóng toàn bộ chi phí theo quy định.
  • Nhận giấy phép theo lịch hẹn tại cơ quan chức năng.
- Thời gian thực hiện và Cơ quan cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do:
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các loại thực phẩm đều có thể xin cấp tại Bộ Công thương (hoặc cơ quan được Bộ Công thương ủy quyền).
  • Thời gian thực hiện: 5 đến 7 ngày.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực: 2 năm.
Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate – HC)
- Giấy chứng nhận Y tế có tên tiếng Anh là Health Certificate, viết tắt là HC. Giấy chứng nhận Y tế được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Vì yêu cầu của thị trường khắt khe nên sản phẩm thực phẩm xuất khẩu cần đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu theo luật định, vậy nên Giấy chứng nhận Y tế nhằm chứng minh cho điều đó. Căn cứ Thông tư Số 52/2015/TT-BYH Quy định việc kiểm tra Nhà nước về An toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận y tế:
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ hoặc HACCP >>> chỉ cần 1 trong 3
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu; có thể hiện số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng
  • Nhãn chính sản phẩm
  • Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán (nếu thương mại)
- Thời gian thực hiện và Cơ quan cấp giấy chứng nhận Y tế:
  • Xin cấp giấy chứng nhận y tế tại Bộ Y Tế – Cục An toàn thực phẩm.
  • Thời gian thực hiện: 7 đến 10 ngày.
  • Giấy chứng nhận Y tế có hiệu lực: 2 năm.

Đây là thông tin về quy định về việc đăng kí giấy phép cho các mặt hàng gia vị. Tuy nhiên, trong quá trình đăng kí giấy phép các mặt hàng gia vị có rất nhiều quy trình và khá tốn thời gian. Nếu như bạn lăn tăn các vấn đề đó thì hãy liên hệ với Việt Labo theo số điện thoại 096 212 0303. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn cho bạn.

Leave your comment