CÁCH TÌM KIẾM NHÀ CUNG CẤP NƯỚC NGOÀI

  • 05-01-2023

Tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài là công việc quan trọng bậc nhất khi tiến hành mua hàng quốc tế. Để có kế hoạch, chiến lược tìm kiếm nhà cung cấp hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về quy trình mua hàng & việc tìm kiếm nhà cung cấp nằm ở vị trí nào trong quy trình mua hàng đó.



Bước 1: CHUẨN BỊ

1. Xác định yêu cầu kinh doanh và nhu cầu

2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Bước 2: TIẾN HÀNH

1. Tìm kiếm nhà cung cấp

2. Đánh giá nhà cung cấp.

3. Hoàn thành lựa chọn nhà cung cấp

4. Đàm phán nhà cung cấp

5. Hoàn thành hợp đồng với nhà cung cấp.

Bước 3: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

1. Giao nhận hàng hóa

2. Thanh toán

3. Đánh giá hoạt động nhà cung cấp

Nhìn vào quy trình này, chúng ta có thể thấy được, để tiến hành suôn sẻ hoạt động mua hàng nhân viên mua hàng cần có kỹ năng tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài tốt. 

2. Cách tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài

Để lựa chọn nhà cung cấp uy tín, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số tiêu chí sau, trước khi xét đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm/ hàng hóa của nhà cung cấp.

2.1. Một số tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp

Tuân thủ luật pháp: Yếu tố hàng đầu chúng ta cần quan tâm đó là nhà cung cấp phải uy tín, tuân thủ đúng quy định pháp luật. Mọi nhà cung cấp phải biết và tuân thủ luật thương mại liên quan, bao gồm cả việc bảo vệ quyền con người và lao động trẻ em.

Thực hiện giao dịch bình đẳng: Các nhà cung cấp nên tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các nhà bán lẻ làm việc với họ. Nhà cung cấp không nên từ chối họ vì vị trí của họ hoặc bất kỳ lý do nào như vậy.

Đảm bảo được mức giá tốt nhất: Các nhà cung cấp nên đảm bảo giá cả và chất lượng sản phẩm tốt nhất để thu hút khách hàng nước ngoài. Điều này đảm bảo cơ hội kinh doanh lặp lại trong tương lai.

Không có xung đột lợi ích: Các nhà cung cấp nên tránh các tình huống có xung đột lợi ích. Ví dụ bao gồm ưu tiên gia đình hoặc bạn bè hơn những người khác hoặc đồng nghiệp cũ.

2.2. Quy trình tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài

Bước 1. Tìm kiếm nhà cung cấp

Tìm kiếm nhà cung cấp trên các trang TMĐT uy tín.

Nguyên tắc lựa chọn nhà cung cấp:

Nhà cung cấp phải là thành viên “Paid member” – “golden member” của trang Thương mại điện tử

Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp đã xác định ở bước chuẩn bị

Phong cách làm việc của nhà cung cấp phải chuyên nghiệp

Bước 2. Đánh giá nhà cung cấp tiềm năng:

Việc đánh giá nhà cung cấp tiềm năng có thể dựa theo tiêu chí đã đặt ra

Nhà cung cấp có điểm mạnh, điểm yếu nào?

Đâu là nhà cung cấp có tổng số điểm đánh giá cao nhất?

Đâu là nhà cung cấp có báo giá/cam kết chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất?

Đâu là nhà cung cấp phù hợp, tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của công ty bạn? Vì sao?

Bước 3. Lập báo cáo đánh giá nhà cung cấp:

Báo cáo đánh giá nhà cung cấp là bước bạn tập hợp thông tin lại một cách ngăn nắp thành các dữ liệu có ích giúp lãnh đạo công ty dễ dàng lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất

Chuyển hóa từ các thông tin sang thành dữ liệu có ích, cần chú ý, quan tâm

Sắp xếp các nhà cung cấp tốt nhất lên hàng đầu, thậm chí bôi màu khác biệt để lãnh đạo dễ chú ý

Bước 4. Hoàn thành lựa chọn nhà cung cấp

Lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất và có sự phê duyệt từ lãnh đạo công ty.

Lựa chọn nhà cung cấp chính và 2-3 nhà cung cấp phụ, dự phòng trong trường hợp nhà cung cấp chính có trục trặc trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Với các nhà cung cấp không được lựa chọn, lưu lại hồ sơ, thông tin liên hệ để dự phòng trường hợp cần thiết sau này.

Những khó khăn khi tìm nhà cung cấp nước ngoài & giải pháp

Dù cho bạn chọn nhà cung cấp nước ngoài hay nội địa đều sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Một số khó khăn trong cách tìm nhà cung cấp nước ngoài khiến nhiều người e ngại có thể kể đến như:

Rào cản ngôn ngữ là vấn đề rất lớn

Vấn đề ngôn ngữ là một rào cản lớn nhất định đối với các doanh nghiệp mới bước vào thị trường quốc tế. Khi kinh doanh các mặt hàng nước ngoài, việc liên hệ và làm việc với các đối tác là điều không thể tránh khỏi. Nếu ngoại ngữ không tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán, thương lượng và chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.

Vì vậy, đối với nhân viên mua hàng quốc tế trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có vốn ngoại ngữ tốt. Đầu tư học ngoại ngữ để làm tốt vị trí này là điều nên làm, đặc biệt là việc học các kiến thức về thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành.

 

 Mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm

Nếu nhân viên Mua hàng không nắm rõ thông tin về sản phẩm cần mua, chắc chắn sẽ đứng trước nhiều trở ngại như: mua phải nguồn hàng kém chất lượng, sợ bị lừa đảo, mẫu mã xấu, giá cao,...Điều này có thể khắc phục được nếu nhân viên mua hàng tìm kiểu kỹ lưỡng thông số kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm
bạn cần tìm hiểu kỹ cách tìm nhà cung cấp uy tín trong lĩnh vực này.

Chênh lệch múi giờ

Nếu doanh nghiệp mua hàng ở các thị trường xa xôi thì việc chênh lệch múi giờ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc trao đổi công việc và tiến hành làm các thủ tục xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, chênh lệch múi giờ có thể ảnh hưởng về thời gian vận chuyển hàng về Việt Nam. Bởi thời gian làm việc, sinh hoạt của mỗi quốc gia là khác nhau.

Vì vậy, nếu làm mua hàng, bạn cần lường trước những khó khăn này để chủ động hơn trong công việc và có sự chuẩn bị tốt trước khi nhập khẩu hàng về Việt Nam.

Nếu Quý khách có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây:
VIETLABO CO.,LTD
Website: https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Hotline: 096 212 0303
Email: info@vietlabo.com || duycuong@vietlabo.com 


 

Leave your comment