CÁC LOẠI BẢO HIỂM CẦN ĐÓNG KHI BẠN Ở NHẬT
- 22-08-2022
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, sinh sống tại đây hàng năm bạn sẽ phải đóng rất nhiều loại tiền bảo hiểm bắt buộc, số tiền lương thực lĩnh hàng tháng của bạn đã được khấu trừ tất cả các khoản bảo hiểm này rồi. Trong bài viết này Việt Labo sẽ tổng hợp danh sách các loại tiền bảo hiểm cơ bản mà người lao động sẽ phải đóng tại Nhật nhé.
1. Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ)
1. Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ)
Bảo hiểm y tế công chủ yếu bao gồm “Bảo hiểm y tế” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Nói chung, những người đi làm trong các công ty thì mua bảo hiểm y tế, những người khác thì mua bảo hiểm y tế quốc dân. Tất cả mọi người phải tham gia bất kể quốc tịch, tuổi tác.
- Bảo hiểm y tế: người có tư cách “Kỹ nhân quốc”, người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định và gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng v.v. Công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa tiền bảo hiểm.
- Bảo hiểm y tế quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ v.v.
Nếu bạn đưa cho bệnh viện, phòng khám xem “thẻ bảo hiểm y tế”, bạn thường chỉ phải chi trả 30% tổng tất cả các chi phí. Cũng có các chi phí không nằm trong bảo hiểm.
Cách đăng kí tham gia bảo hiểm y tế
- Đối với “Bảo hiểm y tế”, công ty sẽ giúp bạn làm thủ tục tham gia bảo hiểm và tiền bảo hiểm cũng do công ty trừ vào tiền lương hàng tháng.
- Đối với “Bảo hiểm y tế quốc dân”, bạn phải tự mình tham gia và tự mình đóng tiền bảo hiểm.
- Làm thủ tục tham gia bảo hiểm tại toà thị chính của địa phương ở nơi bạn sống.
- Cần có thẻ lưu trú hoặc hộ chiếu.
- Những người sống chung trong gia đình cũng sẽ tham gia bảo hiểm.
- Nếu thay đổi địa chỉ nhà, xin làm thẻ bảo hiểm mới ở toà thị chính của nơi ở mới, nhận thẻ bảo hiểm mới.
2.Chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí công gồm có Bảo hiểm hưu trí phúc lợi và Bảo hiểm hưu trí quốc dân. Người nước ngoài đã đăng ký cư trú cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm. Phần lớn người đi làm trong các công ty sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân.
- Bảo hiểm hưu trí phúc lợi: Đối tượng là người đi làm tại các công ty: người có tư cách “Kỹ nhân quốc” và Kỹ năng đặc định cùng gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng v.v. Công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa phí bảo hiểm, khoản tiền này sẽ được ghi trên bảng lương hàng tháng của người đó.
- Bảo hiểm hưu trí quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ (từ 20 đến 59 tuổi).
Bảo hiểm này có ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong xã hội đất nước Nhật Bản. Mục đích của loại bảo hiểm hưu trí quốc tế để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của người đã mất.
Cách đăng kí tham gia bảo hiểm hưu trí
Công ty sẽ làm thủ tục tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”cho người lao động. Nhưng du học sinh phải tự đăng ký tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và tự trả phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân trong năm 2021 là 16.610 yên mỗi tháng. Sau đây là quy định về độ tuổi về việc đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí dành cho các du học sinh:
- Người trên 20 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Sau khi đăng ký địa chỉ nhà, làm thủ tục tham gia bảo hiểm ở chính toà thị chính hoặc làm ở văn phòng bảo hiểm hưu trí.
- Người dưới 19 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Trong vòng hai tuần sau khi sinh nhật lần thứ 20, sẽ có “Thông báo tham gia hưu trí quốc dân” hoặc giấy nộp tiền bảo hiểm hưu trí được gửi tới nhà. Bạn có thể cầm giấy đấy đi nộp tiền, song nếu là du học sinh, bạn sẽ nhận được thêm giấy xin miễn nộp tiền do thuộc đối tượng đặc biệt, chế độ đó là “Gakusei nofu tokurei”.
- Nếu đã 20 tuổi được khoảng 2 tuần mà không nhận được giấy tờ gì, bạn cần làm thủ tục tại toà thị chính của địa phương hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí.
Tiền bảo hiểm sẽ được hoàn lại!
Sau khi về nước, bạn có thể nhận lại một phần tiền bảo hiểm đã đóng khi làm việc ở Nhật thông qua chế độ “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói”.
3.Bảo hiểm lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp v.v. được gọi chung là “Bảo hiểm lao động”. Dưới đây là thông tin về các bảo hiểm này.
- Bảo hiểm tai nạn lao động:
- Đây là chế độ cấp tiền cho người lao động hoặc người thân của họ khi người lao động bị bệnh, bị thương, tàn tật, tử vong do các nguyên nhân vì công việc.
- Tiền bảo hiểm do công ty chi trả toàn bộ.
- Du học sinh cũng có thể tham gia bảo hiểm.
- Bảo hiểm thất nghiệp:
- Chế độ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp khi bị thất nghiệp. Nếu công ty đang làm, đang thực tập bị phá sản, người tham gia bảo hiểm sẽ được nhận tiền trợ cấp cho tới khi chuyển sang công ty mới.
- Công ty và người lao động (nhân viên) sẽ cùng chi trả khoản bảo hiểm này (công ty thường trả nhiều hơn).
- Du học sinh không được tham gia bảo hiểm.
Bài viết này đã giới thiệu về các điểm quan trọng liên quan đến các loại bảo hiểm cần đóng ở Nhật. Có một số người chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không tham gia bảo hiểm hưu trí, khi đó sẽ có một số bất lợi như: khi xin được việc tại Nhật và tiến hành chuyển đổi tư cách lưu trú, gia hạn thời gian lưu trú thì có thể không được cấp phép hoặc việc xin quyền vĩnh trú sẽ khó khăn hơn. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin bổ ích đến bạn.
Leave your comment