CÁC CÔNG TY LÂU ĐỜI NHẤT TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU NẰM Ở NHẬT BẢN

  • 22-08-2022
Theo Sách kỷ lục Guiness, khách sạn lâu đời nhất thế giới không nằm ở Paris, London hay Rome, mà là Nisiyama Onsen Keiunkan tại Yamanashi (Nhật Bản), hoạt động từ năm 705. Một hệ thống khách sạn lâu đời thứ hai tại Nhật Bản là Hoshi Ryokan, thành lập năm 718.

Theo thống kê, xứ sở này hiện đang có khoảng 50.000 doanh nghiệp trăm tuổi, trong đó ít nhất 3.886 đã tồn tại hơn 200 năm. Để so sánh, chỉ gần một phần tư số công ty được thành lập ở Mỹ vào năm 1994 là còn hoạt động đến năm 2004 (số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ).

Tuy nhiên, Nhật Bản không chỉ có 2 khách sạn lâu đời nhất thế giới. Quốc gia này là quê hương của rất nhiều thứ “có tuổi” khác. Sudo Honke, nhà sản xuất bia lâu đời nhất thế giới có từ năm 1141. Trước khi bị xáo trộn vào năm 2006, gia đình kinh doanh lâu đời nhất trên thế giới được biết đến là Kongo Gumi cũng tại Nhật Bản. Đây là công ty chuyên xây dựng đền, chùa và đã hoạt động trong hơn 14 thế kỷ.


công ty lâu đời nhất ở nhật


Bí quyết "sống thọ" của các công ty Nhật Bản là gì?

Đến đây, không ít người sẽ tự hỏi tại sao các công ty như Kongo Gumi lại tồn tại lâu đến vậy? Thứ nhất, đó là do họ thường tập trung vào những lĩnh vực không bao giờ thực sự lỗi thời. Như Kongo Gumi chắc chắn sẽ có tương lai khá đảm bảo tại một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo (dung hòa với Thần đạo Shinto) như Nhật Bản. Công ty đã xây dựng ngôi đền đầu tiên gần Osaka (hoàn thiện vào năm 593) và cải tạo 6 lần sau đó. 

Một lý do nữa giúp các công ty này của Nhật Bản phát triển thịnh vượng nằm ở cách thức chuyển giao quyền điều hành qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, chủ doanh nghiệp Nhật thường để lại toàn bộ cơ nghiệp kinh doanh cho con trai trưởng – chẳng hạn Kongo Gumi có hẳn một cuộn gia phả dài gần 3,5 m để tra thông tin về những đời chủ sở hữu trước đây. Nhưng điều thật sự giúp các công ty kéo dài tuổi đời là nhờ sự linh hoạt trong việc tìm kiếm người kế thừa; khi không thật sự tin tưởng giao quyền cho con cháu (huyết thống), ông chủ có thể chọn một người con trai ngoài họ làm con nuôi, hoặc người kết hôn với con/cháu gái trong gia tộc để tiếp quản sự nghiệp. Theo phát hiện của một nghiên cứu năm 2011 tại Nhật, phần lớn người thừa kế do nhận nuôi thường điều hành doanh nghiệp tốt hơn thành phần máu mủ. Điều này góp phần giải thích một hiện tượng lạ lùng trong thống kê về gia đình ở Nhật Bản: không giống Mỹ nơi hầu hết con nuôi đều là trẻ em, phải đến 98% người được nhận nuôi ở Nhật là đàn ông trong độ tuổi 25 – 30.

Chính vì vậy, việc truyền dòng máu mới vào những doanh nghiêp gia đình tại Nhật Bản là cần thiết để chắc chắn rằng các công ty "có tuổi" giống như trên tiếp tục phát triển. Weinstein chỉ ra ví dụ hùng hồn của Sumitomo và Mitsui, cả hai đã có tuổi đời tính bằng thế kỷ đã sáp nhập và trở thành công ty đa quốc gia SMBC - ngân hàng lớn thứ hai tại Nhật Bản. Có lẽ nổi tiếng nhất phải kể đến Nintendo, công ty này khởi đầu là một nhà sản xuất thẻ chơi game vào năm 1800 và quản lý để biến hóa thành công ty hàng tiêu dùng điện tử hàng đầu và vẫn tiếp tục được sở hữu bởi gia đình.

Hugh Whittaker đến từ Viện nghiên cứu Nissan của Nhật Bản tại đại học Oxford nói rằng các doanh nghiệp này đang gặp phải vướng mắc từ nhiều thế kỷ nay để tìm ra sự cân bằng giữa sự tiếp tục và đổi mới. “Logic làm kinh doanh tại Nhật Bản là logic của sự cam kết chứ không phải lựa chọn”, Whittaker nhận xét. Nói cách khác, văn hóa kinh doanh tại Nhật không bị ám ảnh bởi những gì có trong báo cáo tài chính mỗi quý mà là sự kiên trì nỗ lực để trường tồn cùng với tên gọi của mình.

Leave your comment