BÍ QUYẾT CHỐNG HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT

  • 27-06-2022

Hiện nay, vấn đề hàng giả, hàng nhái đang gây nhứt nhối không chỉ trên thị trường thế giới mà còn là vấn đề nghiêm trọng ở cả thị trường Việt Nam. Việc sản xuất, buôn bán hàng giả ảnh hưởng xấu đến phát triển sản xuất lưu thông hàng hóa trong nước, môi trường đầu tư và quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất kinh doanh chân chính, gây thiệt hại quyền lợi của người tiêu dùng.

Người phụ nữ đang cười, chỉ tay vào dòng chữ

Không chỉ riêng những mặt hàng có tên tuổi như Canon, Toyota Motor, Panasonic, Máy tính Casio, Olympus, Yonex, Fast Retailing với thương hiệu Uniqlo, Mizu… Và thậm chí là các mặt hàng tiêu dùng và hàng có giá trị không cao như hàng may mặc vẫn được xem là bị làm giả nhiều nhất.

Dù đã chính thức khai trương cửa hàng ở Việt Nam, nhưng sản phẩm Uniqlo ‘nhái’ vẫn được bán đầy ở thị trường Việt Nam, nhất là ở mặt hàng áo khoác chống nắng. Theo đại diện của Uniqlo, nếu mua online, khoảng 50% người dùng sẽ mua trúng áo chống nắng Uniqlo giả. Hiện có không ít áo khoác Uniqlo về Việt Nam theo hàng xách tay, nhưng hàng giả - hàng nhái cũng rất nhiều. Nếu đúng là hàng xách tay, giá phải tầm từ 450 đến 600 ngàn đồng.

Cũng như thế, đại diện của hãng Yonex - chuyên dụng cụ đánh cầu lông và tennis kể rằng, hiện những sản phẩm của họ bị làm giả rất nhiều trên thị trường, từ vợt cầu lông cho đến áo quần thi đấu. Nếu người dùng không mua ở các cửa hàng chính hãng, khả năng họ mua phải hàng nhái Yonex rất cao.

Do đó, nhằm gắn kết các doanh nghiệp Nhật Bản và các cơ quan chức năng tại Việt Nam, gần đây, JETRO đã phối hợp với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ và phân biệt hàng giả. Ngoài ra, thông qua Hội nghị, các cơ quan chức năng Nhật Bản cũng muốn cung cấp cho các đồng sự Việt Nam những kiến thức cập nhật nhất về tình hình hàng giả - hàng nhái các sản phẩm của doanh nghiệp Nhật trên thị trường.

Theo các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng Nhật Bản, biện pháp hữu hiệu nhất để chống hàng giả - hàng nhái, không phải là truy lùng – bắt giữ mà mấu chốt chính là làm tốt khâu tuyên truyền, để người dùng biết và cảnh giác khi đi mua hàng, cũng như dễ dàng phân biệt được hàng giả - hàng thật. Chỉ cần người dùng không tiêu thụ hàng giả - hàng nhái, tất nhiên chúng không có đất sống.

Một lời khuyên khác nữa dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư và làm việc ở Việt Nam, việc đầu tiên cần làm là phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và quyền bảo hộ thương hiệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải theo dõi sát thị trường, khi phát hiện hàng giả - hàng nhái cần báo cho các cơ quan chức năng, sau đó phối hợp với các cơ quan này bảo vệ quyền lợi cho bản thân.

Thêm một yếu tố nữa, đối với các hoạt động liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu và Hải quan, các doanh nghiệp Nhật Bản cần phải liên hệ và đăng ký bên phía Hải quan với những mặt hàng có nguy cơ bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, trong quá trình sản xuất lẫn phân phối sản phẩm.

Người Nhật Bản hiểu rằng, họ cần giảm thiểu hàng giả trên thị trường, quảng bá – giới thiệu cho mọi người nhận biết và nhận thức được đâu là hàng thật, nhằm góp phần tiêu diệt hàng giả - hàng nhái.

Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm đến các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu và đăng kí giấy phép để được lưu thông hàng hoá chính ngạch tại thị trường Việt Nam thì hãy liên hệ với chúng tôi – Việt La Bo theo thông tin sau:
VIETLABO CO.,LTD
Website: https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Hotline: (+84) 91 207 1256 (Mr.Cường)
Email: info@vietlabo.com || duycuong@vietlabo.com

Leave your comment