THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG NHẬT BẢN

  • 23-12-2022
Việt Nam và Nhật Bản đều tham gia Hiệp định thương mại tự do VJEPA nên một số mặt hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản được miễn thuế suất khẩu như: Cà phê, các loại gia vị: tiêu, điều……Đây là một cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Nhiều mặt hàng nông sản đã được phía Nhật Bản cung cấp chấp nhận mã số vùng trồng tạo điều kiện thuận lợi để thủ tục kiểm dịch thực vật nhanh hơn. Dưới sự hỗ trợ đó, các nhà sản xuất, đơn vị canh tác tại Việt Nam đã chứng minh sự phát triển, chuyên nghiệp trong việc xuất khẩu nông sản bằng cách nuôi trồng đạt chứng chỉ VietGAP, GlobalGAP.. để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
 
Quy trình để xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, gồm 6 bước như sau
Bước 1: Kiểm tra nông sản xuất khẩu có phù hợp với yêu cầu của Nhật Bản
Bước 2: Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng đạt yêu cầu, vệ sinh đóng gói hàng hóa xuất khẩu.
Bước 3: Tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch trên cổng thông tin một cửa một cửa Quốc gia.
Bước 4: Vận chuyển
Bước 5: Khai báo hải quan
Bước 6: Thủ tục thông qua
 
Kiểm tra nông sản xuất khẩu có phù hợp với yêu cầu của Nhật Bản
Quý khách hàng có thể tra cứu trên website của Cục bảo vệ thực vật: https://www.ppd.gov.vn/
hoặc có thể kiểm tra bằng cách trao đổi với bên đơn vị mua
 
Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Đây là bước rất quan trọng trong xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản. Bước này không nặng về thủ tục nhưng phải rất cẩn thận để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản, không bị trả về.
 Quý doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ hàng hóa xem đã đạt các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Nhật hay chưa, mẫu mã, hình thức đã đạt mức yêu cầu. Ngoài ra nông sản trước khi xuất khẩu cần được :
– Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;
– Kiểm dịch thực vật;
– Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
– Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;
– Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa;
Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thì cần phải chú ý thêm những điều dưới đây:
– Thời gian thu hoạch nông sản đủ;
– Thời gian đóng hàng;
– Thời gian làm kiểm dịch thực vật;
– Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..
– Thời gian vận chuyển;
 
Làm thủ tục kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật là cũng bước quan trọng để xác định hàng xuất khẩu nông sản có đạt chất lượng hay không và là giấy tờ cần thiết giúp nhà nhập khẩu bên Nhật Bản làm thủ tục nhập khẩu nông sản bên nước họ được thuận lợi. Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:
  • Giấy giới thiệu
  • Đơn đăng ký kiểm dịch
  • Invoice
  • Packing list
  • Hợp đồng thương mại
  • Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)
  • Mẫu hàng hóa cần kiểm dịch (nếu cần)
Vận chuyển
Nông sản sẽ được vận chuyển bằng container lạnh hoặc xe tải lạnh đến sân bay nếu vận chuyển đường hàng không
Khai báo hải quan
Trước khi vận chuyển hàng hóa Quý doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ chứng từ xuất khẩu cho lô hàng. Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản bao gồm:
  • Hóa đơn thương mại (Invoice): Có thông tin người bán, người mua, giá bán (USD), incoterm, phương thức thanh toán (T/T hay L/C hoặc phương thức khác), ngày hóa đơn, số hóa đơn, mô tả hàng hóa,….
  • Phiếu đóng gói (Packing List): Có thông tin người bán, người mua, quy cách đóng gói (bao nhiêu quả/thùng hoặc tùy quy cách), cân nặng 1 kiện, cân nặng tổng lô hàng, kích thước 1 kiện (Dài x rộng x cao), số hóa đơn phải trùng với số hóa đơn thương mại, ngày…..
    C/O – Chứng nhận xuất xứ: thông tin về đầu mua vào của mặt hàng, đầu xuất ra của hàng hóa…
  • Thông tin cơ sở nhà xưởng hoặc xưởng thuê lại: tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, họ và tên người đứng đầu, số điện thoại, email, diện tích, tên hàng, thông tin về số lượng và loại máy móc, nhân công, sản lượng của cơ sở. Nếu là cơ sở thuê lại thì phải cung cấp hợp đồng thuê xưởng.
  • Hồ sơ đăng ký kiểm dịch: Mẫu đăng ký kiểm dịch có sẵn và Invoice, Packing List. Bill of lading/airway bill sẽ được cung cấp sau để lấy kết quả kiểm dịch sau khi tàu chạy.
  • Các chứng từ khác theo yêu cầu nước nhập và khách hàng yêu cầu
  • Kiểm tra chữ ký số đã đăng ký hải quan chưa, còn thời hạn hay không, doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân để xin cấp C/O chưa,…..
Lưu ý
  • Nông sản xuất khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không, có quy định rõ ràng về trọng lượng hàng và trọng lượng được phép vận chuyển. Do vậy máy bay chỉ cho phép các món hàng, với trọng lượng ở mức độ vừa và nhỏ. Đóng gói đầy đủ theo quy định.
  • Vận chuyển phải ghi rõ ràng thông tin địa chỉ người nhận. Hoàn thiện xong các chứng từ có liên quan, nông sản sẽ được cân và vận chuyển lên máy bay để xuất khẩu sang Nhật Bản
Nếu Quý khách có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây:
VIETLABO CO.,LTD
Website: https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Hotline: 096 212 0303
Email: info@vietlabo.com || duycuong@vietlabo.com
 
 
 

Để lại bình luận