THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỒ CHƠI TRẺ EM VỀ VIỆT NAM

  • 03-01-2023

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi về Việt Nam năm 2022 chi tiết mới nhất

Các cơ sở kinh doanh, Doanh nghiệp nào có nhu cầu nhập khẩu đồ chơi nên tham khảo thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu dưới đây:

Căn cứ pháp lý:

Hiện nay, để giúp Cá nhân, Doanh nghiệp nắm được các thông tin liên quan khi nhập khẩu đồ chơi, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hướng dẫn chi tiết trong các văn bản ban hành. Một số văn bản có thể kể đến như:

  • Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Thông tư 09/2019/TT-BKHCN (thay thế cho Thông tư 18/2009/TT-BKHCN) ngày 30/09/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”;
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 27/2012/TT-BKHCN ngày 16/06/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Văn bản hợp nhất số 4225/VBHN-BVHTTDL ngày 18/09/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chính sách nhập khẩu đồ chơi:

Đồ chơi trẻ em là hàng hóa thuộc quản lý chuyên Ngành Văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Do đó, khi tìm hiểu về chính sách nhập khẩu đồ chơi, bạn cần tìm hiểu trong các văn bản liên quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Theo đó, căn cứ vào Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL và Văn bản hợp nhất số 4225/VBHN-BVHTTDL Quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồ chơi trẻ em khi nhập khẩu cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Phải đảm bảo mới 100% và chưa qua sử dụng;
  • Phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em – QCVN 3:2009/BKHCN;
  • Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Điều 6 của 4225/VBHN-BVHTTDL.

Mã HS của mặt hàng đồ chơi:

Việc xác định mã HS là một trong những bước quan trọng mà bạn cần thực hiện khi tiến hành thủ tục nhập khẩu đồ chơi. Theo quy định hiện hành thì đồ chơi không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng hóa về nước. Tuy nhiên, trước khi nhập khẩu, bạn cần xác định mã HS của loại đồ chơi nhập khẩu. Căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16//11/2015 của Chính Phủ đã quy định chi tiết về danh mục hàng hóa. Theo đó, đồ chơi trẻ em được phân nhóm như sau:

  • Là hàng hóa thuộc Chương 95: Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ, thiết bị thể thao; các bộ phận và phụ kiện của chúng.
  • Có mã hàng chung là 9503: Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh; xe của búp bê; búp bê; đồ chơi khác; mẫu thu nhỏ theo tỷ lệ (“scale”) và các mẫu đồ chơi giải trí tương tự, có hoặc không vận hành; các loại đồ chơi đố trí (puzzles).

    Chính sách về thuế khi nhập khẩu đồ chơi:

    Với hàng hóa là đồ chơi khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (thuế VAT). Theo quy định hiện hàng, nhóm hàng đồ chơi trẻ em khi nhập khẩu, người nhập phải nộp thuế với mức cụ thể như sau:

    • Thuế giá trị gia tăng của đồ chơi trẻ em là 10%;
    • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của đồ chơi trẻ em từ 10% – 20% phụ thuộc vào loại hàng nhập khẩu có mã HS như thế nào.

    Trong trường hợp, nhập khẩu đồ chơi từ các nước có ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và đáp ứng được các tiêu chuẩn đưa ra thì hàng hóa có thể nhận được ưu đãi về thuế nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em 2021 II Oz quốc tế Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi:

Để nhập khẩu được đồ chơi về nước, bạn cần đảm bảo có bộ hồ sơ nhập khẩu và tuân thủ quy định nhãn mác hàng hóa. Cụ thể:

Hồ sơ hải quan nhập khẩu đồ chơi:

Do đồ chơi trẻ em là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên khi tiến hành thủ tục nhập khẩu đồ chơi, ngoài thủ tục nhập khẩu hàng hóa thông thường, bạn cần tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng của hàng hóa nhập khẩu. Tiếp đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa. Bộ hồ sơ thông thường gồm có:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of lading (Vận đơn);
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt);
  • Các chứng từ khác (nếu có);
  • Kết quả kiểm tra chất lượng.

Quy định nhãn mác của đồ chơi:

Đối với mặt hàng là đồ chơi, khi nhập khẩu cũng cần tuân thủ quy định về nhãn mác hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu phải có đủ nhãn mác và nhãn mác phải thể hiện được các nội dung cơ bản là:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Với mặt hàng đồ chơi, nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu phải có nội dung được quy định trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính Phủ. Cụ thể tại Điều 24, Phụ lục I của Nghị định đã quy định về nội dung cần có trên nhãn đồ chơi trẻ em gồm:

  • Thành phần;
  • Thông số kỹ thuật;
  • Thông tin cảnh báo;
  • Hướng dẫn sử dụng;
  • Năm sản xuất.

Nếu Quý khách có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây:
VIETLABO CO.,LTD
Website: https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Hotline: 096 212 0303
Email: info@vietlabo.com || duycuong@vietlabo.com

 

Để lại bình luận