NHỮNG LƯU Ý KHI XUẤT HÀNG ĐI ÚC, NHẬT VÀ MỸ

  • 31-12-2022

Để tránh gặp khó khăn và chi phí phát sinh không cần thiết trong các thủ tục xuất nhập khẩu hàng đi Úc, Nhật và Mỹ những lưu ý sau là những thông tin cực kì hữu ích cho những ai đang quan tâm đến các dịch vụ xuất khẩu này.

 

Thực tế, tất cả các quốc gia đều có những quy định riêng của mình về xuất nhập khẩu chính vì vậy ngoài những giấy phép nhập khẩu là điều kiện bắt buộc khi bạn xuất khẩu hàng vào Úc, Nhật, Mỹ để nhanh chóng bạn nên chuẩn bị và thực hiện các bước sau.

1.Thủ tục xuất khẩu hàng đi Úc (Australia):

Úc là một quốc gia tương đối nghiêm khắc trong việc nhập khẩu hàng đặc biệt hàng hóa khi vào được đến quốc gia này luôn luôn phải cam kết an toàn sinh học, không ảnh hưởng đến môi trường của họ. Điều khoản này cũng có riêng một cái tên là BICON, BICON sẽ xác định xem một loại hàng hóa có đủ điều kiện vào Úc hay không.

–          Giấy phép nhập khẩu, (giấy phép nhập khẩu chỉ có giá trị sử dụng trong 20 ngày kể từ ngày được cấp phép).

–          Tài liệu hỗ trợ, giải pháp xử lý

Đối với người có kinh nghiệm thì thủ tục này chắc chắn không thể nào làm khó được họ nhưng với những người không thường xuất khẩu hàng hóa thì cực kì phức tap.

2.Thủ tục xuất khẩu hàng đi Nhật

Nhật Bản từ lâu đã là đối tác trọng yếu của Việt Nam sau Mỹ và Trung Quốc nhưng sau nhiều năm xuất khẩu hàng hóa vào quốc gia này Sài Gòn Tiến Đoàn nhận thấy nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa hoàn toàn nắm vững các thủ tục mà theo chúng tôi chỉ cần theo dõi và chuẩn bị tốt các tiêu chuẩn Nhật sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xuất khẩu hàng hóa.

Đôi khi nắm vững đầy đủ tiêu chuẩn của quốc gia bạn nhưng hàng hóa xuất khẩu vào Nhật vẫn không xin được giấy phép, việc đó khiến cho các nhà xuất khẩu thực sự rất đau đầu, vì phải kiểm tra lại hàng hóa xuất đi có sử dụng các chất bảo quản hay chất bảo vệ thực vật (thực phẩm) vượt ngưỡng cho phép hay không.

 

Một số mẹo đơn giản giúp bạn chuẩn bị tốt hơn khi xuất hàng thực phẩm vào Nhật Bản:

–          Giấy khai báo nhập khẩu thực phẩm” cho Trạm kiểm dịch của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản

–          Tham vấn trước: đối với những mặt hàng có khối lượng lớn bạn nên tìm hiểu và nhờ  “Phòng tham vấn nhập khẩu thực phẩm” được thiết lập để thực hiện nhiệm vụ tư vấn nhập khẩu trước cho từng trường hợp của bạn. Tham vấn trước khác với thẩm tra trước và cấp phép trước. Trường hợp muốn kiểm tra trước thì áp dụng chế độ khai báo trước.

–          Luật Bảo vệ thực vật và Luật Kiểm soát bệnh truyền nhiễm từ gia cầm: Các thủ tục này cần phải làm trước khi kiểm dịch thực phẩm.

–          Các thông số tiêu chuẩn của các chất phóng xạ trong thực phẩm

–          Nhãn mác khi bán hàng

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về các loại thủ tục này hãy để lại thông tin của mình chúng tôi sẽ có đội ngũ tư vấn và giải đáp cho bạn.

3.Thủ tục xuất khẩu hàng đi Mỹ.

Tương tự thị trường Úc và Nhật Bản, việc xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ cũng đòi hỏi thủ tục xuát khẩu hàng hóarất phức tạp và nghiêm ngặt. Khó nhưng không phải không có cách giải quyết bạn nên lưu ý một số thủ tục sau:

–          Kê khai hải quan tự động (AMS), thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ.

–          Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF)

–          Soi container(X-ray)

Nếu Quý khách có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây:
VIETLABO CO.,LTD
Website: https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Hotline: 096 212 0303
Email: info@vietlabo.com || duycuong@vietlabo.com

 

Để lại bình luận