CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM

  • 09-06-2022
Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm là chỉ tiêu sử dụng để xét nghiệm chất lượng sản phẩm được quy định cho các nhóm ngành sản phẩm. Đây là một trong những công việc không thể thiếu trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp để chứng minh được thực phẩm của doanh nghiệp đã đảm bảo vệ sinh an toàn, cũng như đáp ứng được mọi yêu cầu theo quy định của pháp luật. Vậy kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu? Bảng giá kiểm nghiệm thực phẩm như thế nào? Hãy cùng Việt La Bo tìm hiểu nhé!

các loại thực phẩm như cá hồi, trứng, bơ, dầu ăn, tàu hủ, dâu, cà chua, ớt chuông, thịt heo, măng tây, súp lơ, quả ô liu,...

1. Giới thiệu về kiểm nghiệm sản phẩm

  • Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm là công việc không thể thiếu trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Kiểm nghiệm giúp doanh nghiệp chứng minh việc đáp ứng với những quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thông qua kết quả kiểm nghiệm với các chỉ tiêu an toàn, doanh nghiệp có thể tự tin cung cấp những sản phẩm chất lượng cho đối tác và người tiêu dùng.

2. Các tác nhân và mục đích kiểm nghiệm thực phẩm

Kiểm nghiệm thực phẩm (hay còn gọi là xét nghiệm thực phẩm) là hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm, nhằm đảm bảo sự uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi người tiêu dùng và việc kiểm nghiệm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do quốc hội ban hành. Sau đây là những tác nhân và mục đích kiểm nghiệm thực phẩm mà bạn cần phải biết:
a. Các tác nhân gây ô nhiễm:
Nếu bạn muốn chắc chắn thực phẩm đó đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thì cần phải tiến hành kiểm tra xem thử thực phẩm đó có chất gây ô nhiễm nào sau đây không nhé.

- Tác nhân hóa học:
Bất kỳ loại hóa chất nào, bao gồm cả thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu đã tiếp xúc trước khi kiểm nghiệm.

- Tác nhân sinh học
Kiểm nghiệm, kiểm định các loại vi khuẩn gây hại cho người tiêu dùng nếu được háp thụ vào cơ thể, như: Vi khuẩn, vi nấm.

- Tác nhân vật lý
Mục đích kiểm nghiệm này là để khẳng định, thực phẩm không có chứa bất kỳ một vật thể lạ nào.

b. Mục đích kiểm nghiệm thực phẩm:

Mục đích kiểm nghiểm an toàn thực phẩm sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể:

  • Để xác định và xây dựng các chỉ tiêu công bố sản phẩm
  • Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
  • Đánh giá nguyên liệu đầu vào, sự an toàn về mặt chất lượng của sản phẩm
  • Tạo niềm tin đến người tiêu dùng, cũng như tạo thế mạnh trong canh tranh thị trường.


3. Danh mục cần phải kiểm nghiệm thực phẩm

Nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm và định kỳ 6 tháng/lần (hoặc 12 tháng/lần đối với doanh nghiệp có ISO, HACCP,..) phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định tại số 46/2007/QĐ-BYT. Sau đây là những danh mục sản phẩm bạn cần phải tiến hành kiểm định thực phẩm:

– Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm:

  • Ngũ cốc, gạo, nông sản
  • Rau, củ, trái cây tươi, trái cây khô (gồm cả dạng cô đặc, dạng bột)
  • Thịt và các sản phẩm từ thịt
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Thủy sản và các sản phẩm thủy sản
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Các loại thực phẩm đã chế biến và đóng gói
– Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
– Nước, nước đá, nước uống thành phẩm, nước sinh hoạt,...
– Sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng,...

hộp bánh oreo, solite, cosy, afc, ritz, slide, toblerone, tang,...

 


4. Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm 
Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm được chia làm 2 nhóm sản phẩm sau:

  • Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật
  • Sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật riêng
Đối với 2 nhóm sản phẩm trên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện quy trình kiểm nghiệm theo các chỉ tiêu khác nhau. Dựa vào các chỉ tiêu kiếm nghiệm sản phẩm được quy định theo từng nhóm ngành và sản phẩm và tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm sao cho hợp lý và tiết kiệm chi phí. Trên thực tế, quá trình thực hiện kiểm nghiệm cho sản phẩm không hề dễ dàng đối với một số doanh nghiệp, họ sẽ gặp phải những khó khăn như:

  • Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp cần phải tự xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm dẫn đến có nhiều sai sót không đáng có trong quá trình lên chỉ tiêu
  • Quá trình lấy mẫu và cách bảo quản mẫu: nếu không thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến sự dao động kết quả kiểm nghiệm từ đó cho ra kết quả không chính xác và doanh nghiệp sẽ phải tốn thời gian kiểm tra nhiều lần hoặc sẽ không được Bộ y tế cấp chứng nhận
  • Không rõ quy cách lấy mẫu bao nhiêu là đủ
  • Cách bảo quản mẫu sản phẩm kiểm nghiệm như thế nào là đúng
  • Xây dựng nhiều chỉ tiêu kiểm nghiệm không cần thiết (bởi tâm lý càng nhiều chỉ tiêu càng đúng, thừa còn hơn thiếu)
  • Thời gian kiểm nghiệm kéo dài -> chi phí kiểm nghiệm cao
  • Điều này cũng lặp lại khi thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng đến các giấy tờ khác như công bố thực phẩm, nhập khẩu...
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi cũng như để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí, nếu chưa hiểu rõ hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc kiểm nghiệm thì phương án tốt nhất, hãy chọn cho mình một đơn vị dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm uy tín chuyên nghiệp. 

5. Hồ sơ kiểm định thực phẩm

Trước khi tiến hành kiểm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm các thông tin sau:

  • Mẫu sản phẩm làm kiểm nghiệm
  • Phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
  • Tên sản phẩm
  • Địa chỉ công ty
  • Tên công ty
  • Người gửi.
Thời gian thực hiện kiểm định thực phẩm: từ 2–7 ngày (tùy vào chỉ tiêu và tính chất của sản phẩm).

Trên đây là các thông tin chi tiết về chỉ tiêu kiểm định thực phẩm. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay với Việt La Bo theo thông tin sau:
VIETLABO CO.,LTD
Website: 
https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Hotline: (+84) 91 207 1256 (Mr.Cường)
Email: info@vietlabo.com || duycuong@vietlabo.com

Để lại bình luận