CẦN PHẢI KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM ĐỊNH KÌ SAU KHI CÔNG BỐ

  • 25-07-2022
Khi đã công bố hợp quy sản phẩm theo quy định có cần kiểm nghiệm định kỳ hay không? Tại sao doanh nghiệp cần phải kiểm nghiệm định kỳ? Thời gian kiểm nghiệm bao lâu? Kiểm nghiệm theo tiêu chí nào? Kết quả kiểm nghiệm như nào là đạt yêu cầu? Hay kiểm nghiệm tại đâu? Đó là các câu hỏi thường gặp của doanh nghiệp. Việt La Bo xin được tư vấn và giải đáp vấn đề trên cho các doanh nghiệp.

1. Kiểm nghiệm định kỳ là gì?
Kiểm nghiệm định kỳ là thủ tục bắt buộc để kiểm tra được chất lượng sản phẩm sau khi lưu hành ra thị trường có còn đạt chất lượng như ban đầu hay không. Đa số Doanh Nghiệp có thể vì để tiết kiệm chi phí hoặc không biết rõ quy định nên đã không kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm dẫn đến những trường hợp rắc rối phát sinh khi kết quả kiểm nghiệm hết hiệu lực làm mất thời gian, chi phí của Doanh Nghiệp. 
Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục Tự công bố sản phẩm thì sẽ luôn chịu sự giám sát của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế tại địa phương về việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua các cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Quy định này căn cứ Điều 12, 13 – chương IV trong Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế.

2. Vai trò của kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm 
Doanh nghiệp nên thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm để:
Theo dõi chất lượng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. 
Có hướng xử lý kịp thời trong quá trình sản xuất nếu như sản phẩm không đạt quy định.
Tránh trường hợp bị kiểm tra đột xuất bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện không đạt các chỉ tiêu an toàn cũng như chỉ tiêu chất lượng.


kiểm nghiệm sản phẩm


3. Chế độ kiểm nghiệm định kỳ
Với  các sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương: Tần suất sẽ là 1 lần trên 1 năm (sau 12 tháng sẽ kiểm nghiệm).
Với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được cấp các chứng chỉ về GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương: Tần suất sẽ là 2 lần trên 1 năm (sau 6 tháng sẽ kiểm nghiệm).

4. Lưu ý khi kiểm nghiệm định kỳ sau công bố sản phẩm
Các trường hợp doanh nghiệp dễ mắc phải:
  • Doanh nghiệp không thực hiện không tốt hoặc không thực hiện quy định kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm sau công bố sản phẩm.
  • Thời gian kiểm nghiệm định kỳ không đúng theo yêu cầu của bản công bố sản phẩm, hoặc tự công bố sản phẩm.
  • Kiểm định ở phòng kiểm nghiệm không được nhà nước chỉ định.
  • Không kiểm đầy đủ các chỉ tiêu an toàn hoặc chỉ tiêu chất lượng theo các quy định.
  • Kết quả kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm không đạt theo quy định (các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn, vi sinh, kim loại, độc tố,…).
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về kiểm nghiệm thực phẩm khi thanh tra Ban An toàn thực phẩm kiểm tra đột xuất phát hiện, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị xử phạt theo những quy định của Chính phủ.

5. Quy định xử phạt
Điều 21: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm.
  • Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định.
Điều 26: Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối khi không duy trì việc kiểm soát chất lượng; kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định.
 
Kiểm nghiệm thực phẩm không chỉ là tiêu chí đánh giá chất lượng của thực phẩm theo tiêu chuẩn của BYT mà còn là điều kiện bắt buộc để tiến hành làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, nếu có thắc mắc gì xin hãy liên hệ với chúng tôi, Việt La Bo theo số điện thoại 096 212 0303 Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn cho bạn về việc kiểm định sản phẩm.

Để lại bình luận