Các quy định về nhập khẩu thực phẩm

  • 09-05-2022
Năm 2018, chính phủ có ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP về việc “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm”. Nghị định này giúp các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo, bao bì thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm,… cảm thấy “dễ thở” hơn trước rất nhiều. 
Lưu ý với bạn rằng nếu thành phần thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng, chất bổ sung sẽ được xếp vào dạng thực phẩm bổ sung. Thủ tục sẽ phức tạp hơn!
Vậy sau đây Việt La Bo sẽ giải đáp các thắc mắc về việc nhập khẩu thực phẩm cho bạn nhé!

cá, thịt heo, thịt gà, cá hồi, dầu ăn, trứng, đậu hủ, bơ, dâu tây, mâm xôi, việt quất, măng tây, ớt chuông, cà chua, bông cải và hạt óc chó, hạt hạnh nhân

1. Điều kiện đảm bảo an toàn về quy định nhập khẩu thực phẩm


a. Điều kiện chung
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Tùy từng loại thực phẩm, phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
  • Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm.
  • Quy định về bảo quản thực phẩm.

b. Điều kiện riêng
- Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu thực phẩm.
- Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Ngoài ra, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.

2. Yêu cầu của nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu

a. Về việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu:

  • Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu
  • Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự
  • Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu
  • Thực phẩm gửi kho ngoại quan
  • Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu
  • Thực phẩm là mẫu trưng bày hội trợ, triển lãm.

b. Kiểm tra của nhà nước về an toàn thực phẩm tại nước xuất khẩu

Trong trường hợp đánh giá để thừa nhận lẫn nhau, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xây dựng kế hoạch kiểm tra, thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm xuất khẩu vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

nho, mỳ ý, bánh mỳ, cà chua, ớt chuông, đậu hủ, lê, gạo, cà rốt, cá, gà, sữa tươi, thịt bò và nhiều loại rau khác

3. Các thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Quy trình kiểm tra: thực phẩm nhập khẩu phải được lấy mẫu tại địa điểm do cơ quan kiểm tra quyết định (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc trong kho bảo quản).
  • Cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ định có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra để xác định phương thức kiểm tra phù hợp đối với từng lô hàng.
  • Tổ chức lấy mẫu tại địa điểm chủ hàng đã đăng ký để kiểm tra. Trong trường hợp chủ hàng tự ý tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng khỏi địa điểm tập kết trước khi cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan và Bộ Công Thương để có biện pháp thu hồi hoặc xử lý theo quy định.
  • Lập Biên bản lấy mẫu. Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan và được lưu vào hồ sơ kiểm tra chung của lô hàng.
4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
  • Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền được Bộ Y tế ủy quyền cấp
  • Bản sao công chứng Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, danh mục hàng hóa kèm theo
  • Bản sao có chứng thực và có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu: Vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm, kiểm tra giảm chỉ kiểm tra, hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm: bản sao có chứng thực hoặc các tài liệu liên quan chứng minh theo quy định.
 
Cơ quan kiểm tra: cơ sở kiểm nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định.

Trên đây là các thông tin chi tiết về quy định nhập khẩu thực phẩm. Nếu có thêm thắc mắc về các quy định nhập khẩu thực phẩm, hãy liên hệ ngay với công ty Việt La Bo theo thông tin sau:
VIETLABO CO.,LTD
Website: 
https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Hotline: (+84) 
91 207 1256 (Mr.Cường)
Email: 
info@vietlabo.com || duycuong@vietlabo.com

Để lại bình luận
Các nhận xét
25/10/2023 6:40 CH
ghvskscbh

Các quy định về nhập khẩu thực phẩm | Việt La Bo
<a href="http://www.g1c0fjrbvl5621hh631q1vd15433zr8cs.org/">aghvskscbh</a>
[url=http://www.g1c0fjrbvl5621hh631q1vd15433zr8cs.org/]ughvskscbh[/url]
ghvskscbh http://www.g1c0fjrbvl5621hh631q1vd15433zr8cs.org/