BẠN CÓ BIẾT QUY TẮC 5S CỦA NHẬT BẢN?
- 12-08-2022
Mục tiêu của các doanh nghiệp hiện nay là hướng tới sự phát triển, mang lại lợi nhuận đáng kể, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Có nhiều phương pháp giúp đẩy nhanh sứ mệnh to lớn này, điển hình là công thức 5s trong doanh nghiệp Nhật. Vậy 5s là gì, phương pháp 5s trong quản lý chất lượng có gì đặc biệt?
1.5s là gì?
1.5s là gì?
5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật "SEIRI", "SEITON", "SEISO", SEIKETSU" và "SHITSUKE", tạm dịch sang tiếng Việt là "SÀNG LỌC", "SẮP XẾP", "SẠCH SẼ", "SĂN SÓC", "SĂN SÀNG". Từ ý nghĩa của các từ bắt đầu bằng 5 chữ S, các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu như sau:
- SEIRI (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng, sắp xếp chúng cho gọn gàng.
- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi lấy ra sử dụng.
- SEISO (Sạch sẽ): là vệ sinh kết hợp kiểm tra lại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị).
- SEIKETSU (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.
- SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện.
2. Mục đích của 5S
Mục đích chính của 5S là loại bỏ các lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cung cấp một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng.
Thực hành 5S là một chương trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức/doanh nghiệp. Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động con người. Cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất. Nguyên tắc của thực hành 5S hết sức đơn giản. Không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện.
3. Nội dung quy tắc 5S của người Nhật
3. Nội dung quy tắc 5S của người Nhật
Seiri (Sàng lọc)
Nguyên tắc đầu tiên là sàng lọc. Việc sàng lọc là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không hoặc chưa liên quan. Không hoặc chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực. Sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.
Seiton (Sắp xếp)
Nguyên tắc tiếp theo là sắp xếp. Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết. Thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả. Theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là. Bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.
Seiso (Sạch sẽ)
Nguyên tắc thứ 3 trong 5S là sạch sẽ. Thường xuyên vệ sinh,giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể. Và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro. Tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).
Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh. Hãy quét dọn, vệ sinh nơi làm việc kể cả máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ đạc…một cách thường xuyên, làm cho những thứ trên đây không còn cơ hội để dơ bẩn.
Giành 3 phút mỗi ngày để làm SEISO (Sạch sẽ).
Bạn và các đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc.
Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở những nơi công cộng.
Nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường sạch sẽ và an toàn, tốt nhất là bạn hãy tạo ra môi trường đó.
S3- cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.
Seiketsu (Săn sóc)
Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của nhân viên trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển. Bằng việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp.
Shitsuke (Sẵn sàng)
Nguyên tắc cuối cùng trong 5s là sẵn sàng. Sẵn sàng nghĩa là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S. Tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc. Để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.
Quy tắc làm việc 5S sẽ giúp củng cố nền tảng để các bạn phát triển nghề nghiệp bản thân trong tương lai, mang lại đóng góp lớn cho bản thân, gia đình và cho sự phát triển kinh tế đất nước. Chúng tôi chúc các bạn thành công trên con đường học tập và làm việc tại Nhật của mình!
Để lại bình luận