ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
- 16-09-2022
Trong quý này, Việt Nam tăng mạnh tỷ trọng xuất khẩu cà phê chế biến sang Nhật Bản, đạt 16,3 triệu USD, tăng 63,6% so với cùng kỳ năm trước.
1. Cần làm gì để nâng cao giá trị cà phê Việt Nam
Theo chuyên gia, hiện cà phê Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất thế giới do cơ chế trừ lùi. Giá của Việt Nam hiện phải từ lùi tới 450 – 500 USD/tấn. Mặt khác, thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Cho nên giá cà phê xuất sang Nhật Bản vẫn còn ở mức thấp.
Trong thời gian tới, ngành cà phê đưa ra chiến lược tập trung phát triển mặt hàng cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hòa tan…) thay vì chú trọng vào số lượng cà phê nhân như hiện nay. Với mặt hàng này, giá thành cũng sẽ cao hơn. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê sang các thị trường tăng, trong đó bao gồm Nhật Bản.
2. Cà phê dần trở nên ưa chuộng ở Nhật
Trong thời gian tới, ngành cà phê đưa ra chiến lược tập trung phát triển mặt hàng cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hòa tan…) thay vì chú trọng vào số lượng cà phê nhân như hiện nay. Với mặt hàng này, giá thành cũng sẽ cao hơn. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê sang các thị trường tăng, trong đó bao gồm Nhật Bản.
2. Cà phê dần trở nên ưa chuộng ở Nhật
Văn hóa uống cà phê châu Âu đã ảnh hưởng tích cực đến tập quán tiêu thụ đồ uống nóng tại Nhật Bản, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê trong giới trẻ. Điều này không chỉ khiến giới trẻ tiêu dùng cà phê hòa tan tại các quán cà phê đặc biệt và các cửa hàng cà phê có thương hiệu, mà còn khuyến khích họ tự pha chế cà phê hòa tan tại nhà, khiến nhu cầu về các loại cà phê hòa tan tăng.
Trong những năm gần đây số lượng các chuỗi siêu thị, các cửa hàng cà phê tại Nhật Bản có bán cà phê Việt Nam có xu hướng gia tăng. Cùng với sự gia tăng mạnh số lượng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, sản phẩm cà phê pha sẵn uống liền hay cà phê rang xay cũng được các hệ thống cửa hàng đồ Việt bán rất nhiều. Điều này cho thấy các thương hiệu cà phê của Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng tại một thị trường khó tính và giàu tính cạnh tranh như Nhật Bản.
3. Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản
Nhật Bản nằm trong top 5 thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam bên cạnh Đức, Mỹ, Ý và Tây Ban Nha. Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta, nhờ hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, cà phê robusta của Việt Nam đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Nhật Bản. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng. Thị phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản muốn thử vị cà phê ngon và có giá thành thấp này.
Tiêu chuẩn Global Gap và hữu cơ Organic được các nhà nhập khẩu từ Nhật Bản yêu cầu khi mua cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên tùy theo từng khách hàng riêng biệt, sự khác nhau về văn hóa ngôn ngữ sẽ có những yêu cầu khắt khe khác nhau đặc biệt chú trọng đến tính cam kết, quy trình sản xuất và kèm theo đó là uy tín của đối tác.
Theo Thương vụ Việt Nam, để doanh nghiệp nắm bắt các quy định nghiêm ngặt khi xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản, đã biên soạn và phát hành cuốn cẩm nang xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản.
Để lại bình luận